15/10/2021
Danh Sách[Ẩn]
Tượng Đạt Ma Sư Tổ là một trong những dòng tượng có rất nhiều kiểu dáng khác nhau với mỗi kiểu mang trong đó một ý nghĩa và câu chuyện riêng biệt. Đây là dòng tượng được sử dụng rất phổ biến bày trí phong thuỷ tại nhiều không gian, nhiều người còn sử dụng tượng ông vào trong thờ cúng tâm linh. Vậy tượng vị bồ đề này mang những ý nghĩa gì? Hãy cùng Grand Art tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Đạt Ma Sư Tổ hay còn được gọi là Bồ-đề-đạt-ma, ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc. Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư.
Thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau, một trong những thuyết nói rằng ông đến vào triều đại Lưu Tống (420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Ông là Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-ca Mâu-ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc. Các tên gọi khác là: Bồ-đề-đạt-ma-đa-la, Đạt-ma-đa-la, Bồ-đề-đa-la, và tên viết tắt thường gặp trong văn cảnh nhà Thiền là Đạt-ma.
Ông là người đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa, giàu sang để đi tu, nhờ khả năng giác ngộ cao, ngài đã trở thành vị tổ thứ 28 rồi đi qua khắp nơi để truyền đạo, giúp những người đau khổ có thể hóa giải nỗi buồn đau, tin vào chính bản thân mình, tâm thấy tịnh hơn. Đạt Ma sư tổ nổi bật với hình ảnh vị phật có râu xồm, chân đi trần, khoác áo choàng, tay cần cây Thiền trượng, hình ảnh đơn xơ và giản dị ấy nhưng ở người lại toát ra một khí chất của sự thoát tục, sự siêu thoát. Chính vì thế, tượng Đạt Ma không chỉ mang tính nghệ thuật sâu sắc mà còn có ý nghĩa lớn về mặt tôn giáo, đề cao đức phật, hướng con người sống đúng với tâm.
Đạt Ma quá hải là một trong những hình tượng được thấy rất phổ biến. Hình tượng này bắt nguồn từ sự tích, khi ngài gặp Lương Vũ Để để giảng đạo. Tuy nhiên, Vũ Đế là người phản đối tư tưởng của Đạt Ma một cách mạnh mẽ. Khi nhận ra điều này, ngài đã ngắt một nhánh cỏ đặt xuống dòng Trường Giang đang cuộn chảy ào ào. Ngay lập tức, ngài đặt chân lên nhành cỏ đó và nhẹ nhàng, an nhiên đi như đi trên mặt đất.
Hình ảnh Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao, ý chí kiên định, vững vàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Bày trí bức tượng trong không gian nhà mình sẽ mang lại nhiều may mắn, bình an cùng sự chính kiến, luôn cố gắng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bức tượng còn là lời nhắc nhở, bài học với các thành viên trong gia đình về cách sống theo lẽ phải.
Đây có lẽ là bức tượng được ưa chuộng bậc nhất trong việc sử dụng bày trí trấn trạch an gia. Bức tượng thể hiện mạnh mẽ khí chất kiên cường, ý chí quyết tâm cùng thế võ sẵn sàng đối đầu với mọi kẻ thù địch. Bức tượng không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa trấn trạch mà còn thể hiện được sự oai hùng, đẳng cấp và phong độ của người chủ sở hữu.
Khất thực có nghĩa là xin ăn. Đây là hành động bắt buộc phải thực hiện của các tín đồ đạo Phật. Khất thực là một nét đẹp trong Phật Giáo, tức là người tu hành sẽ đi đến từng nhà để xin thức ăn để nuôi thân giúp các vị tu hành giác ngộ chân lí và tu thành chính quả. Hình ảnh này biểu trưng cho sự nhẫn lại mang ý nghĩa căn dặn con người phải sống tu tâm, tuyệt đối không được vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của mình.
Hình tượng này bắt nguồn từ câu chuyện Bồ Đề Đạt Ma khi ở Thiếu Lâm Tự, trên núi Tung Sơn, ngài đã ngồi thiền nhập định hướng mặt vào vách đá suốt 9 năm. Người đời còn gọi ngài là Bích Quán Bà La nghĩa là thầy Bà La Môn nhìn vách đá. Có thể nói, hình ảnh tổ thiền gắn chặt với cuộc đời tu tập của Đạt Ma Sư Tổ. Hình tượng này thể hiện tính giác ngộ cao độ và khả năng thiền tịnh của ngài. Đây là lời nhắc nhở chúng ta luôn biết tu tâm, dưỡng tính làm cho mỗi người chúng ta ngày một tốt hơn.
+ Về mẫu mã: Các mẫu tượng Đạt Ma Sư Tổ tại Grand Art đều là những mẫu chuẩn đẹp, chất lượng sắc nét. Toàn bộ các mẫu đều được tạo dựng bởi các nghệ nhân đắp mẫu cao tay. Grand Art cũng nhận thiết kế, chế tác theo mọi yêu cầu của quý khách hàng.
=> Tham khảo ngay: tượng Đạt Ma Sư Tổ
+ Về chất liệu: Grand Art sản xuất tượng trên 2 loại chất liệu chính là thạch cao và composite
+ Về kích cỡ: Grand Art chế tác với mọi kích cỡ từ nhỏ tới lớn, đáp ứng phù hợp cho mọi không gian và nhu cầu sử dụng.
Giá thành chế tác tượng về cơ bản phục thuộc vào các yếu tố như sau:
+ Mẫu mã: Với mỗi kiểu mẫu sẽ có một quy chuẩn về kích thước tối thiểu có thế tác. Và có những mẫu tượng nhiều chi tiết sẽ đòi hỏi các công đoạn chế tác phải tỉ mỉ và mất nhiều công hơn. Hiểu đơn giản hơn thì một mẫu tượng bình thường sẽ không thể có giá thành cao bằng mẫu tượng đẹp, sắc nét. Nên giá thành sẽ phụ thuộc vào từng mẫu cụ thể. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng của sản phẩm. Một mẫu chuẩn đẹp, sắc nét thì sẽ tạo tiền đề rất lớn cho sản phẩm hoàn thiện có chất lượng tượng tự. Tuy nhiên nếu một mẫu xấu, thô thì sản phẩm hoàn thiện có đưa vào tay những thợ đúc giỏi thì cũng khó mà có thể đẹp hơn được.
+ Kích thước: Cùng một mẫu nhưng kích cỡ lớn hơn sẽ tốn nhiều nguyên vật liệu hơn cùng như công làm sẽ mất nhiều thời gian hơn. Do vậy giá thành sẽ thay đổi theo kích thước từ nhỏ tới lớn trên từng cùng một mẫu sản phẩm.
+ Chất liệu chế tác: Yếu tố này liên quan nhiều nhất tới chi phí đầu vào (đồng>composite>thạch cao) và độ khó khi gia công những loại chất liệu đó. Đồng thời, khi xét về yếu tố chất lượng thì chất liệu phải là những loại chuẩn nhất, được pha chế phù hợp với một tỷ lệ nhất định thì mới có thể giúp cho sản phẩm có độ hoàn thiện tốt cũng như độ bền cao.
+ Quy cách hoàn thiện: Một mẫu tượng có thể hoàn thiện bằng việc sơn màu phủ bóng hoặc ở mức cao cấp sẽ là mạ, dát vàng 24k kín bề mặt. Và tất nhiên là hình thức mạ dát vàng bề mặt sẽ có giá thành cao hơn so với phương pháp phủ sơn, tạo màu.
Một yếu tố nữa có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm đó chính là tay nghề người thợ đúc. Một mẫu tượng đẹp nếu được đúc bởi những người thợ kém kinh nghiệm, tay nghề chưa cao thì rất có thể chất lượng hoàn thiện sản phẩm sẽ chỉ nằm ở mức trung bình. Còn nếu vào tay những người thợ dày dặn kinh nghiệm thì sản phẩm sẽ có một chất lượng hoàn thiện cực tốt.
- Đơn vị sản xuất trực tiếp trên toàn bộ quy trình, không qua bất kỳ đơn vị trong gian nào: Grand Art có các phân xưởng sản xuất đảm nhiệm các quy trình chế tác riêng từ đội ngũ kỹ thuật tới đội chuyên tạo khuôn mẫu, kiểm định chất lượng sản phẩm đầu vào và sau cùng là đội đúc, sửa nguội và hoàn thiện. Xây dựng một bộ máy hoạt động được vận hành trơn tru với từng công đoạn phải được kiểm định hoàn thiện, đạt chuẩn yêu cầu rồi mới chuyển sang các công đoạn tiếp theo.
- Đội ngũ thợ, nghệ nhân tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn trong các lĩnh vực thiết kế và chế tác.
- Sở hữu một kho tàng mẫu tượng cực sắc nét: Không chỉ tượng Đạt Ma Sư Tổ mà còn rất nhiều các dòng tượng Phật cao cấp khác quý khách có thể tham khảo trực tiếp tại đây: Tượng Phật
- Giá thành hợp lý, giá tại xưởng: Trực tiếp sản xuất nên mức giá của Grand Art có thể nói là tốt nhất thị trường đi cùng với chất lượng sản phẩm.
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp: Toàn bộ đội ngũ của Grand Art đều được đào tạo làm việc chuyên nghiệp với tiêu chí đặt nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu
Tin tức liên quan
Xem thêmLiên hệ
Hãy để lại liên hệ cho chúng tôi